Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Liên kết

Tin tức

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Email In PDF.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong các chiến lược để đẩy lùi dịch. Chúng ta sẽ tìm hiểu để nắm rõ về vấn đề này.

Vắc xin là gì?

Vắc xin là một chế phẩm sinh học được dùng để khi đưa vào cơ thể sẽ tạo sự bảo vệ cho cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh sau khi phơi nhiễm với một tác nhân gây bệnh.

Có những loại vắc xin nào?

Vắc xin thường được phân loại thành vắc xin sống giảm độc lực, vắc xin bất hoạt, vắc xin tiểu đơn vị, vắc xin giải độc tố, vắc xin mRNA, vắc xin vector vi rút.

- Vắc xin sống giảm độc lực được tạo ra từ tác nhân gây bệnh (vi rút hoặc vi khuẩn) được làm suy yếu để tạo phản ứng miễn dịch mạnh như khi nhiễm trùng một cách tự nhiên.

- Vắc xin bất hoạt được tạo ra từ vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, khác) được giết chết bằng cơ học hoặc hoá chất.

- Vắc xin tiểu đơn vị là vắc xin không chứa thành phần sống của tác nhân, được tạo ra từ một thành phần có khả năng tạo kháng nguyên của tác nhân gây bệnh.

- Vắc xin giải độc tố được tạo ra từ độc tố của vi khuẩn (ví dụ như uốn ván, bạch hầu). - Vắc-xin mRNA là loại vắc-xin khi vào cơ thể người sẽ làm các tế bào của cơ thể con người tạo ra một loại protein - hoặc thậm chí chỉ là một phần của protein – protein này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể con người.

- Vắc xin vector vi rút là vắc xin sử dụng vector là vi rút nhằm đưa vật liệu di truyền mã hóa cho một kháng nguyên mong muốn vào tế bào vật chủ của người nhận. Vắc xin vector vi rút cho phép biểu hiện tính kháng nguyên trong tế bào để tạo ra đáp ứng tế bào T mạnh mẽ. Hầu hết các vector vi rút được chỉnh sửa để không còn khả năng sao chép vì các gen cần thiết cho sao chép đã bị loại bỏ. Đây là công nghệ tạo vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Do Công ty dược AstraZeneca phối hợp Đại học Oxford nghiên cứu và phát triển. Tại Việt Nam, vắc xin này được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định 983/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2021. Đến ngày 25 tháng 02 năm 2021, vắc xin đã được 25 Quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng. Dưới đây là các thông tin chính về vắc xin này:

Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca được đánh giá dựa trên phân tích sơ bộ từ dữ liệu gộp của bốn thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù, đối chứng được thực hiện tại Anh, Brazil và Nam Phi. Phân tích cho thấy vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca làm giảm đáng kể tần suất mắc COVID-19 so với nhóm chứng. Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca, kháng thể được ghi nhận ở ≥ 98% người tham gia tại thời điểm 28 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên và > 99% tại thời điểm 28 ngày sau khi tiêm liều thứ hai.

Hiệu lực bảo vệ của vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca đơn liều được đánh giá trong một phân tích thăm dò bao gồm các đối tượng chỉ tiêm một liều. Kết quả phân tích vào thời điểm sớm nhất mà họ tiêm vắc xin liều thứ hai hoặc tại tuần thứ 12 sau tiêm vắc xin liều đầu. Trong nhóm dân số nghiên cứu này, hiệu lực bảo vệ của vắc xin từ ngày thứ 22 sau liều tiêm thứ nhất là 73%. Đối với những người tham gia có 1 hoặc nhiều bệnh lý mắc kèm cho thấy hiệu lực của vắc xin là 73,43%; cũng tương tự như hiệu lực của vắc xin quan sát ở dân số chung.

Tính an toàn tổng thể của vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca: tại thời điểm phân tích, 23.745 người tham gia từ 18 tuổi trở lên đã được phân nhóm ngẫu nhiên và được tiêm vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca hoặc liều đối chứng. Trong số này, 12.021 người được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca. Đặc điểm giữa những người tham gia tiêm vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca và những người sử dụng liều đối chứng cơ bản tương tự nhau. Các phản ứng ngoại ý thường được ghi nhận là nhạy cảm chỗ tiêm (63,7%); đau chỗ tiêm (54,2%), nhức đầu (52,6), mệt mỏi ( 53,1%); đau cơ (44%), khó chịu (44,2%); sốt (7,9%), ớn lạnh (31,9%); và đau khớp (26,4%), buồn nôn (21,9%). Phần lớn các phản ứng ngoại ý ở mức độ nhẹ đến trung bình và thường hết vài ngày sau khi tiêm. Đến ngày thứ 7, tỷ lệ các đối tượng có ít nhất một phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân tương ứng là 4% và 13%. Khi so sánh với liều đầu tiên, các phản ứng ngoại ý được báo cáo sau liều thứ hai nhẹ hơn và ít xảy ra hơn. Khi cần thiết, các thuốc giảm đau và/hoặc hạ sốt (ví dụ: các thuốc chứa paracetamol) có thể được sử dụng để giảm triệu chứng của các phản ứng ngoại ý sau tiêm chủng. Tiêm vắc xin giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm nguy cơ nhập viện, giảm nguy cơ tử vong do bệnh.

Miễn dịch cộng đồng

Là một hình thức bảo vệ gián tiếp người chưa có miễn dịch khi một tỷ lệ lớn dân cư đã có miễn dịch với một loại vi sinh vật lây nhiễm. Miễn dịch cá thể có được sau khi hồi phục từ một lây nhiễm tự nhiên hoặc do nhân tạo (tiêm chủng vắc xin). Một khi số các trường hợp miễn dịch cá thể tăng lên, một ngưỡng tỷ lệ nào đó của miễn dịch cộng đồng đạt được, cộng đồng đó sẽ loại trừ căn bệnh được miễn dịch khỏi quần thể đó. Trong một quần thể dân số bất kì khi có một số lượng lớn cá thể đã có miễn dịch thì chu trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại do người mang mầm bệnh đa phần sẽ chỉ tiếp xúc với những người đã có miễn dịch; mầm bệnh không thể phát tán qua những người khác nếu người này có miễn dịch bảo vệ. Đồng thời, khi tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì khả năng những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với cá thể nguồn lây càng nhỏ.

Tiêm vắc xin cho mọi người nhằm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, khi đó mới mong kết thúc đại dịch do vi rút SAR-CoV-2.

                                            Đăng bởi: DS.CKI. NGUYỄN TRẦN THỊ HUYÊN


 

 

 

Montelukast có thể điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ hay không ?

Email In PDF.

Đặt vấn đề :

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên liên quan nồng độ leukotriene, Montelukast - một chất đối kháng cạnh tranh chọn lọc receptor leucotrien - điều trị hiệu quả trên hen và viêm mũi dị ứng.

Mục tiêu :

Liệu điều trị dự phòng với montelukast có giúp giảm nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp trên ở trẻ hay không ?

Phương pháp:

Nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện tại 3 bệnh viện nhi ở Isarel. Trẻ khỏe mạnh từ 1 đến 5 tuổi được phân ngẫu nhiên làm 2 nhóm theo tỷ lệ 1:1, điều trị dự phòng ngày 1 lần trong 12 tuần, nhóm 1 uống 4mg montelukast, nhóm còn lại uống giả dược. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường hô hấp, tim mãn tính, viêm mũi dị ứng bị loại trừ. Nghiên cứu phối hợp với ba mẹ của bệnh nhi qua điện thoại 1 tuần 1 lần để nắm bắt thông tin xảy ra ở các giai đoạn cấp tính của đường hô hấp. Cha mẹ trẻ có sổ nhật ký để theo dõi bất kỳ triệu chứng cấp tính nào về nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Kết quả :

300 trẻ được chọn lọc và được phân ngẫu nhiên làm 2 nhóm: 1 nhóm uống montelukast (n=153), nhóm còn lại uống giả dược (n=147). 131 trẻ (85,6%) điều trị bằng montelukast trong 12 tuần và 129 (87,7%) điều trị bằng giả dược. Kết quả báo cáo 30,45 trẻ điều trị bằng montelukast và 30,7% trẻ điều trị bằng giả dược đều bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm điều trị.

Kết luận :

Ở trẻ em trước độ tuổi đến trường, điều trị dự phòng 12 tuần với montelukast không làm giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên so với giả dược.

FDA: Ngày 04/3/2020, Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ tăng cường cảnh báo đặc biệt tác dụng phụ trên tâm thần của montelukast và các thuốc generic đồng thời yêu cầu giới hạn sử dụng đối với viêm mũi dị ứng FDA đang tăng cường một cảnh báo hiện có về thay đổi tâm thần và hành vi nghiêm trọng liên quan đến sử dụng monntelukast và các thuốc generic, một loại thuốc kê đơn cho hen phế quản và dị ứng. Động thái này của FDA được thực hiện sau khi rà soát các thông tin hiện có dẫn đến cơ quan này tái đánh giá cân bằng lợi ích – nguy cơ khi sử dụng montelukast. Thông tin kê đơn montelukast đã có cảnh báo về tác dụng phụ trên tâm thần, gồm có ý định tự tử hoặc hành vi tự tử, tuy nhiên, nhiều cán bộ y tế và bệnh nhân/người chăm không có nhận thức về nguy cơ trên. FDA quyết định cần tăng cường cảnh báo sau khi thực hiện cuộc rà soát mở rộng trên các thông tin sẵn có và lấy ý kiến một nhóm các chuyên gia bên ngoài, và cơ quan này đã xác định cần bổ sung một cảnh báo đặc biệt. Montelukast là thuốc được FDA phê duyệt điều trị hen phế quản và dị ứng. Đây là thuốc kê đơn để dự phòng cơn hen và điều trị dài hạn hen ở người lớn và trẻ từ 1 tuổi trở lên. Thuốc được cấp phép để dự phòng hen do thể dục ở bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên. Montelukast cũng được cấp phép để kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng, hay sốt mùa hè, như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và ngứa mũi. Thuốc được dùng để điều trị dị ứng thời tiết theo mùa ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên và dị ứng trong nhà không theo mùa ở bệnh nhân từ 6 tháng tuổi trở lên

KHUYẾN CÁO:

Các bệnh nhân nên trao đổi với cán bộ y tế về:

- Các lợi ích và nguy cơ của montelukast, vì sẵn có nhiều lựa chọn thay thế điều trị dị ứng an toàn và hiệu quả.

 - Tiền sử bệnh lý tâm thần trước khi khởi đầu điều trị Cán bộ y tế nên: - Khai thác tiền sử bệnh lý tâm thần của bệnh nhân trước khi điều trị.

- Cân nhắc các nguy cơ và lợi ích của montelukast khi quyết định kê đơn hoặc tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng thuốc.

- Khuyến cáo tất cả các bệnh nhân về biến cố tâm thần kinh khi bệnh nhân được kê đơn montelukast. Các cảnh báo về các tác dụng phụ trên đã có trong thông tin kê đơn, tuy nhiên, nhiều cán bộ y tế và bệnh nhân/người chăm sóc không có nhận thức về nguy cơ này nên biến cố tự tử và các tác dụng phụ khác tiếp tục được báo cáo.

- Khuyến cáo các bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân nên ngừng montelukast và liên hệ với cán bộ y tế ngay nếu có thay đổi hành vi hoặc các triệu chứng tâm thần kinh mới, hành vi hoặc ý định tự tử xảy ra.

- Theo dõi các dấu hiệu tâm thần kinh trên tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng montelukast.

- Khuyến khích bệnh nhân và cha mẹ/người chăm sóc đọc Hướng dẫn dùng thuốc mà họ nhận được khi được kê đơn montelukast, hướng dẫn này giải thích các nguy cơ an toàn thuốc và cung cấp các thông tin quan trọng khác.

 

Đăng bởi: DS.CKI. NGUYỄN TRẦN THỊ HUYÊN

Nguồn tin: Cảnh giác dược - Tin Y dược học

Nguồn: https://www.fda.gov/safety/medical-product-safety-information/singulair-montelukast-andall-montelukast-generics-strengthened-boxed-warning-due-restricting-use và https://www.fda.gov/drugs/drug-safety-and-availability/fda-requires-boxed-warning-about-seriousmental-health-side-effects-asthma-and-allergy-drug

 

 

 

 

Cứu sống trẻ sơ sinh uốn ván nặng

Email In PDF.

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam vừa cứu sống một trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi bị uốn ván nặng do sinh tại nhà, người nhà tự dùng tre để cắt dây rốn cho bé.

Đó là bệnh nhân Hồ Văn P., ở Xã Trà Cang - Huyện Nam Trà My - Quảng Nam. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhi được các bác sĩ xác định bị uốn ván rốn và được cách ly điều trị riêng với phòng kín, tránh ánh sáng - tiếng động tối đa, an thần sâu, thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch.

Bé P. đang được chăm sóc tại bệnh viện

Tại khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh, trẻ được hỗ trợ thở máy xâm nhập 38 ngày, thở máy không xâm nhập 10 ngày. Sau khi cai máy thở, trẻ vẫn còn từng cơn tăng trương lực cơ, tuy nhiên đã có thể tự nuốt sữa được. Cho đến nay, sau 2 tháng điều trị, trẻ tỉnh táo, tự thở tốt, không còn tăng trương lực cơ, tự bú mẹ tốt. Mẹ trẻ được hướng dẫn kỹ cách chăm sóc, theo dõi và tái khám trong thời gian đến. Dự kiến vài ngày tới, bệnh nhi sẽ được xuất viện.

Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Để phòng uốn ván sơ sinh ngoài những biện pháp vô khuẩn trong điều trị, chăm sóc trẻ trong và sau sinh thì tiêm vắc - xin uốn ván là biện pháp hữu hiệu. Vắc - xin uốn ván rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc - xin phòng uốn ván hoặc vắc - xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định:

- Tiêm lần thứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu.

- Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

- Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau.

- Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau.

- Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau.

Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh

 
   

 

 

 

 

 


Trang 4 trong tổng số 25

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900

Thông báo: Một số file pdf trong những bài đăng cũ nếu không xem được, hãy sửa đường dẫn "http://benhviennhi.quangnam.gov.vn/..." thành "http://benhvienphusannhi.quangnam.gov.vn/...". Trân trọng!