Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Liên kết

Tin tức

Nhân một trường hợp tổn thương da do mycoplasma điều trị tại bệnh viện phụ sản nhi quảng nam

Email In PDF.

Ngày 26.6.2020 khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Dương Tấn T., 14 tuổi, địa chỉ: Hiệp Đức - Quảng Nam với chẩn đoán Dị ứng chưa rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân khởi bệnh cách ngày nhập viện 1 tuần với sốt nhẹ, ho ít, nổi ban dát sẩn toàn thân, ngứa nhiều, các ban nổi nhiều hơn vào buổi sáng. Bệnh nhân đã khám và điều trị tư với chẩn đoán Dị ứng, không rõ loại thuốc điều trị nhưng không có kháng sinh. Bệnh không cải thiện, vẫn còn phát ban và ngứa nhiều. Bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm y tế huyện Hiệp Đức, điều trị với thuốc Corticoid đường tĩnh mạch, kháng Histamin với chẩn đoán Mày đay cấp. Sau 4 ngày điều trị, trẻ vẫn ngứa nhiều, ban nhiều thêm nên chuyển viện.

Tổn thương da lúc nhập viện

 

Ghi nhận lúc vào viện: Trẻ tỉnh, tiếp xúc tốt, sốt nhẹ, nổi ban dát sẩn toàn thân, dạng vòng, ngứa nhiều, ho khan ít, phổi thông khí rõ, tim đều, mạch rõ, họng đỏ nhẹ.

Xét nghiệm: Bạch cầu 21700/mm3, Gran 94,7%, định lượng CRP 53mg/l, chức năng gan thận bình thường, Xquang phổi có tổn thương dạng kẽ không điển hình,

Trẻ được hội chẩn và chẩn đoán: Nhiễm vi khuẩn không điển hình Mycoplasma, điều trị kháng sinh macrolid (Azithromycin), kháng histamine, cho xét nghiệm ELISA để khẳng định chẩn đoán.

Sau 2 ngày điều trị trẻ trẻ hết sốt, các ban dát sẩn trên da lặn dần và biến mất. Xét nghiệm Mycoplasma IgM dương tính 19 U/ml, Mycoplasma IgG âm tính, củng cố cho chẩn đoán nhiễm Mycoplasma cấp tính. Trẻ tiếp tục được điều trị đủ liệu trình Azithromycin 5 ngày và được bác sĩ cho ra viện.

Đặc điểm nhiễm vi khuẩn không điển hình Mycoplasma

- Mycoplasma (MP): thuộc lớp Mollicute, gồm có 5 loài, trong đó có 3 loài gây bệnh ở người là: Mycoplasma pneumoniae, Mycoplasma hominis, và Ureaplasma ureaplasma. MP là những vi khuẩn không có vách tế bào, kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 0.15 - 0.3 µm, có nhiều hình thể khác nhau như hình thoi, hình nhẫn, hình cầu, hình xoắn.

- Viêm phổi do Mycoplasma:

 Là một bệnh nhiễm trùng do loài Mycoplasma pneumoniae gây ra, triệu chứng của bệnh thường không điển hình như viêm phổi do vi khuẩn thông thường và do vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn không điển hình nên được gọi là bệnh viêm phổi không điển hình. Viêm phổi do Mycoplasma chiếm khoảng 2-30% viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng bộc phát vào mùa thu. Con trai bị nhiều hơn gái. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất từ 5 đến 9 tuổi.

- Triệu chứng khi nhiễm Mycoplasma:

Thời gian ủ bệnh trung bình là 3 tuần. Khởi phát từ từ và lặng lẽ với những triệu chứng nhưng cúm trong vài ngày đến vài tuần bao gồm: sốt nhẹ dưới 38oC, hoặc sốt cao ớn lạnh nhưng không rét run, đau đầu, đau họng, khó chịu, ho khan. Biểu hiện tại phổi và ngoài phổi:

Tại phổi bao gồm:

      + Vẻ mặt không nhiễm độc nhiễm trùng.

      + Màng nhĩ đỏ (viêm tai giữa) hoặc viêm mê đạo xuất huyết ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

      + Viêm họng nhẹ, không có chất xuất tiết kèm có hạch cổ hoặc không.

      + Đau ngực do ho kéo dài hoặc do viêm màng phổi. Ho khan hoặc có ít đờm.

      + Khám phổi bình thường nhưng vài tuần sau có thể có ran ngáy, ran ẩm và sò sè do tăng phản ứng phế quản tạm thời.

Ngoài phổi:

+ Da: gồm ngoại ban đa dạng: dạng dát, bọng nước (kể cả hội chứng Steven Johnson) và xuất huyết.

+ Viêm não màng não.

+ Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết, tràn máu màng ngoài tim.

+ Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm tụy cấp.

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp do MP đều không được chẩn đoán sớm vì rất khó để phân biệt với những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và vi rút khác gây nên. Các bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán khi bệnh kéo dài và dựa vào những dấu hiệu ngoài phổi.

- Phương pháp chẩn đoán:

      + Đếm tế bào máu: số lượng bạch cầu tăng hoặc tăng nhẹ, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính có thể không tăng. Máu lắng có thể bình thường hoặc tăng.

      + Xquang phổi: tổn thương ở nhu mô, hình lưới, mờ không đều, dạng lan tỏa rải rác toàn bộ 2 phế. Một số trường hợp sẽ thấy tràn dịch màng phổi một hoặc hai bên kèm theo, tuy nhiên lượng dịch không nhiều.

      + Nuôi cấy dịch tiết từ phổi để tìm vi khuẩn.

      + Phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn.

      + Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu trong máu.

      + Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu máu.

      + PCR: cho phép chẩn đoán nhiễm Mycoplasma chính xác.

- Phương pháp điều trị:

Kháng sinh là lựa chọn điều trị hàng đầu, kháng sinh nhóm Macrolid hữu ích trong việc điều trị nhiễm khuẩn. Nhóm kháng sinh tiếp theo là Quinolon cũng có hiệu quả cao với vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình.

BS. Huỳnh Thị Thanh Thúy

 

Một vài thông tin về các loại giun thường gặp ở trẻ em

Email In PDF.

GIUN ĐŨA

1. Nguồn truyền nhiễm.

- Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ em; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân.

- Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và được nuốt lại vào dạ dày. Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi có các triệu chứng đầu tiên của nhiễm giun ở phổi từ 5-14 ngày. Thời gian từ khi người nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 45 đến 60 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh. Giun đũa cái có khả năng đẻ trên 200.000 trứng/ngày. Đời sống của giun đũa từ 13-15 tháng. Trứng giun chỉ phát triển và có khả năng lây nhiễm khi bị thải theo phân ra ngoài ngoại cảnh.

2. Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người. Không lây truyền trực tiếp từ người sang người. 

GIUN MÓC

 

1. Nguồn truyền nhiễm.

- Ổ chứa: là người, đặc biệt là người hay tiếp xúc với đất nhiễm phân.
- Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc lên tim, phổi và bị nuốt trở lại vào dạ dày, ruột non đến khi thành giun trưởng thành khoảng 42 - 45 ngày. Trường hợp ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống thì chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp tại tá tràng hoặc ruột non. Tuy nhiên, có một số ấu trùng giữ trạng thái tiềm tàng ở các tổ chức tới 8 tháng sau mới phát triển thành giun trưởng thành.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh và đẻ trứng. Một giun móc cái có thể đẻ từ 10.000-25.000 trứng/ngày, giun mỏ cái có thể đẻ từ 5.000-10.000 trứng/ngày. Đời sống của giun móc dài khoảng 4-5 năm và giun mỏ dài khoảng 10-15 năm nếu không được điều trị.

2. Phương thức lây truyền.

-  Qua đường da, niêm mạc: ấu trùng giun móc/giun mỏ giai đoạn III xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Tại phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần thành ấu trùng giai đoạn IV và V, ấu trùng giai đoạn V lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc/giun mỏ trưởng thành.
-  Qua đường ăn uống: thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng.
Không có lây truyền trực tiếp từ người sang người.

GIUN KIM

1. Nguồn truyền nhiễm.

- Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Khi nuốt phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ, di chuyển đến manh tràng và thành giun trưởng thành sau 2 - 4 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian từ khi giun kim cái trưởng thành được thụ tinh và đẻ trứng. Giun kim đực sẽ bị chết sau khi thụ tinh cho giun kim cái. Giun kim cái đẻ khoảng 4.000-16.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun sẽ teo lại và chết. Đời sống của giun kim khoảng 1-2 tháng.

2. Phương thức lây truyền.

- Qua đường ăn uống: do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn uống, hoặc do mút tay ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên giun kim còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng: Trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các nếp rãnh hậu môn và nở thành ấu trùng. Những ấu trùng này chui vào hậu môn và di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành. Kiểu chu kỳ này hiếm gặp.
- Theo Vise, Rodenwaldt, Rocke Mann, có thể do ảnh hưởng của men tiêu hoá, do hàm lượng oxy trong ống tiêu hoá, giun kim có thể đẻ ở ruột, ấu trùng có thể phát triển thành giun trưởng thành ngay tại ruột.

GIUN ĐŨA CHÓ MÈO

1. Nguồn truyền nhiễm.

- Ổ chứa: Chó là ổ chứa của toxocara canis và mèo là ổ chứa của toxocara cati; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó mèo.
- Thời gian ủ bệnh: từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh. Trường hợp ăn gan nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày hoặc chỉ vài giờ. Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di chú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt v.v gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.
- Thời kỳ lây truyền: Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun toxocara ra ngoại cảnh.

2. Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín. Không lây truyền trực tiếp từ người sang người. 
 

 

ĐIỀU TRỊ

Điều trị nhiễm giun đũa phối hợp giun móc, giun tóc:

  • Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc 400 mg/ngày x 3 ngày.
  • Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc 500 mg/ngày x 3 ngày,
  • Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng hoặc 10 mg/kg cân nặng/ngày x 3 ngày.
  • Liều abedazole 200mg được khuyển cáo cho những trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi.
  1. Cách dùng:
  • Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn.
  • Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.
  • Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước

* Nguồn tham khảo:


BS. TRẦN QUÝ THIỆN

 

Hen suyễn ở trẻ em

Email In PDF.

Hen suyễn ở trẻ em là gì?

Hen suyễn ở trẻ em cũng giống bệnh phổi ở người lớn mắc phải, nhưng trẻ em thường có các triệu chứng khác. Các bác sĩ cũng gọi đây là bệnh hen suyễn .

Nếu con bạn bị hen suyễn, phổi và đường thở của chúng có thể dễ dàng bị viêm khi chúng bị cảm lạnh hoặc môi trường xung quanh có phấn hoa . Các triệu chứng có thể khiến con bạn khó thực hiện các hoạt động thường ngày hoặc ảnh hưởng giấc ngủ . Đôi khi, một cơn hen suyễn có thể khiến trẻ đi đến bệnh viện một chuyến.

Không có cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em, nhưng bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị và ngăn ngừa tổn thương cho phổi đang phát triển ở trẻ.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em

Không phải tất cả trẻ em đều có các triệu chứng hen suyễn giống nhau . Một đứa trẻ thậm chí có thể có các triệu chứng khác nhau từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo. Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn ở trẻ em bao gồm:

  • Một cơn ho kéo dài (có thể là triệu chứng duy nhất)
  • Những cơn ho thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi chơi hoặc tập thể dục , vào ban đêm, khi trời lạnh hoặc lúc trẻ cười hoặc khóc
  • Ho nặng hơn sau khi nhiễm virus
  • Trẻ ít chơi đùa hơn
  • Tránh các hoạt động thể thao hoặc xã hội
  • Khó ngủ vì ho hoặc khó thở
  • Thở nhanh
  • Tức ngực hoặc đau
  • Thở khò khè , thở rít khi hít vào hoặc thở ra
  • Dấu rút lõm lồng ngực
  • Thở hụt hơi
  • Cơ cổ và cơ ngực gồng lên
  • Trẻ cảm thấy yếu đuối hoặc mệt mỏi
  • Khó ăn, hay lè nhè khi ăn (ở trẻ sơ sinh)

Bác sĩ sẽ kiểm tra bất kỳ dấu hiệu bệnh khiến trẻ khó thở.

 

Khi nào cần được đưa đến cơ sở y tế khẩn cấp:

Một cơn hen nặng cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. Theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Dừng lại giữa câu để hít thở
  • Dùng cơ bụng để thở
  • Một dấu rút lõm dưới xương sườn của trẻ khi trẻ cố gắng hít thở
  • Cơ ngực và hai bên kéo vào khi chúng thở
  • Lỗ mũi nở rộng
  • Tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Đau ngực

Nguyên nhân và tác nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em

Các yếu tố phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường thở. Bao gồm cảm lạnh , viêm phổi và viêm xoang .
  • Dị ứng. Con bạn có thể bị dị ứng với những thứ như gián, mạt bụi , nấm mốc , lông da thú cưng và phấn hoa .
  • Chất kích thích. Những thứ như ô nhiễm không khí, hóa chất, không khí lạnh, mùi hoặc khói có thể gây khó thở ở trẻ
  • Tập thể dục . Nó có thể dẫn đến thở khò khè, ho và gồng cơ ngực.
  • Căng thẳng . Nó có thể làm cho con bạn khó thở và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chúng.

 Các yếu tố nguy cơ hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lâu dài ở trẻ em. Nó ảnh hưởng đến khoảng 7 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ. Những con số này đã tăng lên, và các chuyên gia không chắc chắn tại sao.

Hầu hết trẻ em có triệu chứng đầu tiên lúc 5 tuổi. Nhưng hen suyễn có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi.

Những điều có thể khiến trẻ dễ bị hen suyễn bao gồm:

Nguồn: WEBMD

Người dịch: BS Dương Thanh Trang Đài

 

 


Trang 9 trong tổng số 25

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900

Thông báo: Một số file pdf trong những bài đăng cũ nếu không xem được, hãy sửa đường dẫn "http://benhviennhi.quangnam.gov.vn/..." thành "http://benhvienphusannhi.quangnam.gov.vn/...". Trân trọng!