Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Liên kết

Tin tức

Dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú Của người nhà người bệnh

Email In PDF.

          Ngày 18/8/2020, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 4393/BYT-KCB về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

          Bên cạnh những quy định yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh và NVYT tại các cơ sở đó phải tuân thủ để về phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh, Bộ Y tế cũng yêu cầu dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú của người nhà người bệnh để hạn chế tình trạng mang nguồn lây từ cộng đồng vào trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ngược lại.

          Do đó, từ ngày 20/8/2020, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam kính đề nghị quý thân nhân người bệnh như sau:

          1. Dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú tại bệnh viện.

          2. Đối với những người hỗ trợ chăm sóc người nhà đang điều trị nội trú:

          - Phải có thẻ chăm bệnh mới được ở lại bệnh viện, VÀ

          - Phải tuân thủ việc đeo khẩu trang, vệ sinh tay, thực hiện giãn cách ngay khi vào Bệnh viện và trong suốt thời gian lưu lại bệnh viện.

             Trân trọng cảm ơn./.

 

 

Phân su ở trẻ sơ sinh

Email In PDF.

1. Sự hình thành và đào thải phân su

Phân su được tích lũy dần từ lúc bước qua tuần thứ 24 của thai kỳ, khi mà quá trình nuốt nước ối đã trở nên thuần thục và sự thoái hóa của các tế bào cũng như những hoạt động của hệ tiêu hóa. Mặc dù được tích tụ từ khi còn trong bụng nhưng màu của phân su chỉ được rõ ràng khi em bé đi ngoài lần đầu tiên khi chào đời, có thể là màu đen đậm hoặc xanh đen.

Đào thải phân su: Sau sinh ruột trẻ chứa từ 60g-150g phân su màu xanh đen,đặc quánh, thành phần gồm có ít nitơ, ít chất mỡ, chủ yếu là mucopolysacharide và các chất cặn bã của tiêu hóa nước ối và tế bào thượng bì của ruột tróc ra. Phân su được thải ra trong những giờ đầu, thường bắt đầu 8-10 giờ sau sinh, đa phần trẻ đào thải phân su trong vòng 24 giờ sau sinh. Nếu phân su được đào thải chậm, thường có những vấn đề về đường tiêu hóa, cần được thăm khám để phát hiện. Phân trẻ chuyển qua màu vàng sau 3-5 ngày, khi trẻ bú mẹ đủ nhiều.

2.  Những vấn đề bệnh lý liên quan đến phân su

* Hội chứng hít nước ối phân su (viết tắt MAS): được định nghĩa là tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh được sinh ra trong nước ối nhuộm phân su. MAS có thể xảy ra trước trong hoặc sau khi sinh, do trẻ hít phải nước ối có phân su, gây tắc nghẽn đường thở 1 phần hoặc toàn phần, có thể dẫn đến rối loạn trao đổi khí và suy hô hấp nặng. Gần 5% trẻ sinh ra có nước ối nhuốm phân su sẽ bị hít phân su (MAS) và gần 50% những trẻ này đòi hỏi phải thở máy. Các yếu tố nguy cơ của MAS bao gồm thai già tháng, nhẹ cân so với tuổi thai, suy thai, chuyển dạ khó, bất thường dây rốn, bánh nhau,…Nếu bà mẹ có những vấn đề trên cần được theo dõi chuyển dạ tốt để phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh lý hít phân su.

* Bệnh lý liên quan chậm đào thải phân su:

- Tắc ruột phân su: là biểu hiện sớm nhất của bệnh xơ nang tụy (80-90%), tụy  xơ làm cho phân su đặc quánh dính chặt vào niêm mạc ruột gây tắc ruột. Quá trình này có ngay từ trong tử cung, nên các biến chứng vỡ, xoắn ruột có thể xảy ra ở tiểu khung trước đẻ gây viêm phúc mạc. Trẻ sinh ra chậm đi phân su, nôn, bụng chướng, có thể có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc do biến chứng. Điều trị gồm có cắt đoạn ruột bị tắc, phục hồi lưu thông, chống nhiễm trùng, bổ sung tinh chất tụy ngoại. Bệnh tiên lượng nặng.

- Nút nhầy phân su: Phân su tắc ở đại tràng thành nút nhầy làm cho trẻ chậm đào thải phân su. Cần được loại bỏ nút nhầy bằng đặt sonde hậu môn.

- Teo ruột non: Là những tổn thương bẩm sinh làm gián đoạn sự liên tục của ruột. Nơi bị teo không có lòng ruột hoặc ruột bị gián đoạn trên một chiều dài nhất định. Triệu chứng bao gồm nôn, bụng chướng, chậm tiêu phân su, đặt sonde hậu môn không ra phân xu, mà ra chất nhầy hoặc kết thể phân su. Điều trị ngoại khoa với cắt bỏ đoạn ruột teo, tái lập lưu thông.

- Hirschprung: là hiện tượng đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già ở trẻ, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ruột già. Phần ruột phía trên chỗ tắc nghẽn phình lên, kết quả gây căng trướng bụng và khiến việc đại tiện của trẻ trở nên bất thường. Đối với trẻ sơ sinh dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là trẻ không đi phân su sau hơn 24 giờ, bụng trẻ căng trướng, nôn và có dấu hiệu mất nước. Khi được kích thích hậu môn bằng ống thông, trẻ đi ra phân nhiều và hơi, giống hiện tượng tháo nút tắc ở cống nước. Điều trị ngoại khoa loại bỏ đoạn đại tràng vô hạch.

BS Huỳnh Thị Thanh Thúy

* Tài liệu tham khảo:

          - Bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở trẻ sơ sinh/ Hội chứng hít phân su. Sách hướng dẫn điều trị bệnh lý sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2.2015

          - Đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em. Giaso trình Nhi khoa tập 1, Đại học Y dược Huế 2012.

 

 

Tương tác giữa thuốc với thức ăn Và cách khắc phục

Email In PDF.

Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Quảng Nam - Khi bé uống thuốc, thuốc có thể tác động đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn của trẻ. Tương tự, những gì bé ăn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Ví dụ: Griseofulvin (một loại thuốc kháng nấm) nên được dùng chung với thức ăn có nhiều mỡ để được hấp thu thuốc hoàn toàn. Sắt dùng để điều trị bệnh thiếu máu nên được uống chung với nước có tính acid như nước cam. Ngược lại nếu dùng sắt chung với sữa, sắt sẽ không được hấp thu tốt.

Thuốc tác động lên thức ăn được chia làm 4 loại:

  • Thuốc có thể kích thích bé ăn nhiều hơn
  • Thuốc có thể làm thay đổi lượng hoặc tỉ lệ dinh dưỡng được hấp thu
  • Thuốc có thể tác động lên việc nghiền và lượng hấp thu dinh dưỡng
  • Thuốc có thể làm chậm hoặc tăng nhanh tỉ lệ dinh dưỡng hấp thu qua ruột

    Hãy liên hệ bác sĩ, dược sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn việc dùng thuốc chung với thức ăn hay dùng thuốc lúc đói. Nhiều kháng sinh có thể gây đau dạ dày hoặc đau bụng mặc dù bé dùng lúc no. Bạn cũng nên tìm hiểu thuốc bé đang dùng có nên dùng chung với loại thức ăn nào không? Một ly sữa hoặc một ly trái cây có thể tác động đến hiệu quả của thuốc đó.

Hiện nay có hơn một ngàn trường hợp tương tác giữa thuốc và thức ăn. Sau đây xin giới thiệu một vài loại thuốc bé hay dùng có tương tác với thức ăn như sau:

Thuốc

Tương tác với thức ăn

Hướng dẫn cách dùng thuốc

Ghi chú

Nhóm kháng acid (thuốc điều trị đầy hơi khó tiêu)

 

Thức ăn làm giảm tác dụng của thuốc

Uống thuốc sau ăn 1 giờ

 

Amoxicillin

Thức ăn làm chậm hấp thu thuốc nhưng không làm thay đổi liều tác dụng.

Không cần thiết điều chỉnh giữa thời gian dùng thuốc và bữa ăn

 

- Erythromycin stearate

- Penicillin

Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc.

Dùng thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ

 

- Clarithromycin

- Erythromycin estolate/succinate

Thức ăn hỗ trợ hấp thu thuốc.

Uống thuốc trong bữa ăn

 

Tetracycline

Cạnh tranh hấp thu với canxi và sắt.

Dùng thuốc 2 giờ trước hoặc sau ăn

Dùng thuốc cách 2 giờ khi uống chung với thuốc khác như: thuốc bổ có chứa sắt hoặc thuốc kháng acid có chứa canxi.

 

Thuốc bổ có chứa sắt

Sữa gây cản trở hấp thu thuốc.

Nên uống thuốc chung với nước hoặc nước có chứa acid như nước trái cây để hỗ trợ hấp thu thuốc

 

Griseofulvin

 

Uống thuốc chung với thức ăn có nhiều chất béo

 

-Phenobarbital

-Phenytoin

-Primidone

- Cản trở chuyển hóa vitamin D do đó ảnh hưởng đến hấp thu Canxi.

- Thay đổi hấp thu của acid folic.

- Cần cung cấp thêm Vitamin D (thường có trong sữa, trứng, dầu cá, ánh sáng mặt trời), canxi (thức ăn hàng ngày, rau cải xanh, cá hộp có xương) và acid folic (trái cây tươi, rau cải, ngũ cốc)

- Nếu bé được điều trị động kinh lâu dài, các bác sĩ sẽ bổ sung thuốc bổ có chứa các thành phần vitamin D và canxi.

- Không nên bổ sung thuốc bổ chứa acid folic vì nồng độ acid folic trong máu cao có thể giảm tác dụng chống co giật của thuốc.

 

Levothyroxine

 

Uống lúc bụng đói.

 

-Prednisone

-Hydrocortisone

Có thể tăng thải trừ Kali và Canxi

Chế độ ăn giảm mặn.

Bổ sung chế độ ăn giàu Kali (trái cây tươi và rau cải) và canxi (sữa ít béo) để bù lại lượng khoáng chất mất đi. Nên uống thuốc trong bữa ăn để tránh đau dạ dày.

 

Nguồn tài liệu tham khảo: - Dược thư

                                             - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

                                             - BNF for children 2019 - 2020

                                       

Ds. CKI. Nguyễn Trần Thị Huyên (Khoa Dược – VT – TTBYT)

 

 


Trang 8 trong tổng số 25

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900

Thông báo: Một số file pdf trong những bài đăng cũ nếu không xem được, hãy sửa đường dẫn "http://benhviennhi.quangnam.gov.vn/..." thành "http://benhvienphusannhi.quangnam.gov.vn/...". Trân trọng!