Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Liên kết

Tin tức

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam thông báo tuyển dụng

Email In PDF.

 

Suy dinh dưỡng thể kwashiorkor

Email In PDF.

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cứu sống trường hợp bệnh nhi nhiễm trùng huyết thở máy nhiều ngày trên cơ địa suy dinh dưỡng nặng thể Kwashiorkor. Trường hợp này là bé: Nguyễn Hoàng K., 16 tháng, sinh ra tại Trà Tập - Nam Trà My - Quảng Nam, dân tộc Cadong. Nơi đây, đời sống đồng bào các dân tộc xã còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Gia đình bé cũng vậy, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 6 anh chị em, hàng ngày chỉ được ăn cháo muối duy trì sự sống, không đủ dinh dưỡng, không được tiêm chủng đầy đủ, đường đi gập ghềnh, khó tiếp cận với chăm sóc y tế.

Lần này vào viện, ngày 13/01/2022, bé bị đau 4 ngày với sốt, đi cầu phân lỏng nhiều lần, vào Trung tâm y tế Nam Trà My, chuyển đến Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. Bé vào khoa trong tình trạng mất nước nặng, thể trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nặng thể Kwashiorkor, cân nặng 5.5 kg, suy đa cơ quan, rối loạn huyết động, rối loạn tri giác, suy hô hấp, đường máu tăng rất cao. Được xử trí kịp thời với: đặt nội khí quản, thở máy, bù dịch, vận mạch, an thần, truyền insulin, kháng sinh, điều trị hỗ trợ. Trẻ rối loạn đông máu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, được truyền huyết tương tươi, truyền máu nhiều lần. Trong quá trình điều trị có những lúc tình trạng bệnh rất nặng. Được sự yêu thương, chăm sóc đặc biệt của đội ngũ y bác sĩ, sự khát khao sống mãnh liệt, sau 2 lần cai máy thở đã thành công. Qua 33 ngày điều trị, bé đã tỉnh hẳn, chơi đùa, ăn uống được, tăng được 2 kg, đã được ra viện 14/2 /2022.

TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƯỠNG KWASHIORKOR

Kwashiorkor là một hội chứng lâm sàng do một tình trạng thiếu protein nghiêm trọng mặc dầu lượng calo được cung cấp đầy đủ hoặc hầu như đầy đủ. Đó là tình trạng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nhất và đáng lưu ý nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dầu tình trạng thiếu calo và những chất dinh dưỡng khác có thể làm rắc rối thêm tình trạng lâm sàng của bệnh, nhưng những triệu chứng chính vẫn là do thiếu protein có giá trị sinh học cao.

Kwashiorkor thường xảy ra ở trẻ ít được nuôi con bằng sữa mẹ, thường gặp ở lứa tuổi 4 tháng tới 5 tuổi. Ở những nơi có nhiều trẻ Kwashiorkor thì biểu đồ về chiều cao và trọng lượng của trẻ sau khi cai sữa thấp hơn những trẻ cùng lứa tuổi sống ở những vùng dinh dưỡng tốt.

Phù thường xuất hiện sớm, không nhất thiết ở những trẻ ăn thiếu thốn nhất, mà hay gặp ở những trẻ phải chịu đựng thêm yếu tố đả kích (stress). Nhiễm trùng là yếu tố đả kích quan trọng nhất và ỉa chảy có thể xảy ra ngay trước khi xuất hiện phù.

Viêm da là hiện tượng phổ biến. Da xạm đi ở những vùng dễ bị cọ sát, nhưng không xuất hiện ở những lộ ra ánh sáng mặt trời. Sau khi bong vẩy, những vùng này có thể bị rối loạn sắc tố.

Trẻ thường bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh vật, như biếng ăn, nôn mửa và ỉa chảy kéo dài. Cơ trở nên nhão mỏng và yếu, nhưng có thể thấy hiện tượng tích luỹ nhiều mỡ dưới da. Có những thay đổi tâm thần, đặc biệt là tính dễ bị kích động và tính vô cảm.

Xét nghiệm: dấu hiệu quan trọng nhất của tình trạng thiếu dinh dưỡng protein là giảm lượng albumin trong huyết thanh. Ở những giai đoạn đầu, thành phần albumin có thể giảm nhẹ, khi nồng độ albumin giảm nhiều thì sẽ là một trong các yếu tố gây ra tình trạng phù.

Điều trị: Khi điều trị bệnh Kwashiorkor cần giải quyết ngay một số tình trạng cấp tính như ỉa chảy hoặc sốc và sau đó hồi phục lại số chất dinh dưỡng bị mất đi. Phải điều trị tình trạng sốc thật khẩn trươn, hồi phục chức năng thận. Sau đó phải dần dần tăng khẩu phần về calo và protein.

Phải điều trị các tình trạng nhiễm trùng đồng thời với điều trị bằng tiết chế, còn tình trạng nhiễm ký sinh trùng nếu không nghiêm trọng có thể giải quyết sau khi đã hồi phục.

Từ lúc điều trị, bệnh nhi có thể bị sút cân trong vòng vài tuần, do phù nề giảm đi. Trong quá trình bình phục, những enzyme của huyết thanh và của ruột sẽ hồi phục bình thường, và tình trạng hấp thu mỡ và protein của ruột sẽ được khôi phục.

Nếu sự phát triển đã bị rối loạn quá nặng nề, thì không thể hồi phục tình trạng trì trệ tinh thần và thể chất. Người ta thấy rõ nếu trẻ càng nhỏ tuổi thì tác hại càng kéo dài.

Dự phòng: Cần có một chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ protein có giá trị sinh học cao.

 

                                                                    Ths.Bs Huỳnh Hữu Hoàng


 

 

Hội chứng viêm đa hệ thống mis-c ở trẻ em liên quan covid-19

Email In PDF.

1. HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG MIS-C Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. MIS-C có thể nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong sau 2 - 6 tuần nhiễm COVID -19.

2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG Ở TRẺ EM (MIS-C) LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH DO CORONAVIRUS 2019 (COVID-19)

         MIS-C ở trẻ em mắc COVID-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu 2 - 6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2, nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây tử vong.

       Chẩn đoán Hội chứng viêm hệ thống đa cơ quan (MIS-C)  khi có các tiêu chuẩn sau:

-  Sốt ≥ 3 ngày

-  VÀ có 02 trong các dấu hiệu sau:

                  + Ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân;

                  + Hạ huyết áp hoặc sốc;

                  + Suy giảm chức năng tim, tổn thương màng tim, viêm màng ngoài tim, bất thường mạch vành xác định qua siêu âm, tăng proBNP, Troponin;

                  + Rối loạn đông máu (PT, APTT, D-dimer cao);

                  + Rối loạn tiêu hóa cấp tính (ỉa chảy, đau bụng, nôn);

-  VÀ có tăng các chỉ số viêm (CRP, máu lắng, procalcitonin);

-  VÀ không do các căn nguyên nhiễm trùng khác;

-  VÀ có bằng chứng của nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với người mắc  COVID-19 trong vòng 2-6 tuần (XN Real-time RT-PCR hoặc kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính).

3. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NẾU PHỤ HUYNH NGHĨ CON MÌNH MẮC BỆNH MIS-C

 Khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Nhi lập tức khi trẻ có tiền sử đã mắc COVID, hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, có các triệu chứng như sau:

- Sốt cao liên tục trên 24h.

- Nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.

- Phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân.

- Rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.

- Có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

          Hầu hết trẻ em mắc bệnh MIS-C cần được điều trị trong bệnh viện. Một số sẽ cần được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em (ICU).

4. CÁCH BẢO VỆ TRẺ TRÁNH KHỎI HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ Ở TRẺ EM (MIS-C) LIÊN QUAN COVID-19

- Hiện nay dịch COVID- 19 trẻ em vẫn gia tăng, vì vậy cần chú ý phát hiện sớm MIS-C, điều trị sớm tránh nguy cơ tử vong ở trẻ em.

-  Dựa trên những gì chúng ta hiện đang biết về MIS-C, cách tốt nhất để  bảo vệ trẻ là thực hiện phòng ngừa cho trẻ  và toàn bộ gia đình không bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19.

            Tái khám Hậu COVID-19  sau 2 tuần ngưng cách ly tại nhà

BS. Vũ Thị Tường Vi

 


Trang 3 trong tổng số 25

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900

Thông báo: Một số file pdf trong những bài đăng cũ nếu không xem được, hãy sửa đường dẫn "http://benhviennhi.quangnam.gov.vn/..." thành "http://benhvienphusannhi.quangnam.gov.vn/...". Trân trọng!