Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Lượt truy cập

/home/bvnhiqn/public_html/administrator/components/com_vvisit_counter/helpersPlease reinstall [Vinaora Visitors Counter] component53

Liên kết

Y học

Viêm cầu thận cấp

In

Viêm cầu thận cấp là một bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em, hầu hết là ở lứa tuổi 5-10 tuổi. Tiên lượng nhìn chung là tốt nhưng sau điều trị, dù đã ra viện bệnh nhi vẫn cần được theo dõi, đến khi xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn (tất cả các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu… trở lại bình thường). Mục đích là không để từ viêm cầu thận cấp sang viêm cầu thận mạn, suy thận mạn… cuối cùng là phải ghép thận. Ngoài thể bệnh nhẹ còn gặp tiến triển nặng, tuy ít như huyết áp tăng cao, vô niệu ( thận không lọc được nước tiểu) gây nhiều biến chứng có khả năng làm bệnh nhi tử vong.

Đọc thêm...
 

Tiêu chảy cấp

In

 

Tiêu chảy là một nguyên nhân hàng đầu gây đau ốm và suy dinh dưỡng cho trẻ em. Hằng năm có đến hàng trăm trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy phải nhập bệnh viện nhi Quảng Nam. Nguyên nhân chính gây ra tử vong của tiêu chảy cấp là do cơ thể bị mất nước và điện giải theo phân. Hiện nay đã có biện pháp điều trị đơn giản và hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy,hầu hết các trường hợp không cần thiết phải nhập viện.

Các bà mẹ có thể xác định trẻ bị tiêu chảy cấp khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ. Các trẻ nhỏ còn bú mẹ thường đi ngoài nhiều lần trong một ngày, phân nhão hoặc mềm một cách thường xuyên thì không phải là tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn và nhiều lần hơn thường lệ. Tiêu chảy cấp kéo dài không quá 14 ngày, trẻ có thể bị nôn và sốt kèm theo. Tiêu chảy gây suy dinh dưỡng do giảm hấp thu, trẻ chán ăn, nôn hoặc do kiêng khem. Các tác nhân thường gây bệnh ở trẻ em là virut, vi khuẩn, kí si trùng.

Đọc thêm...
 

Mặt trời bé thơ – Nơi chúng tôi tâm sự

In

            Truyền thông giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Nâng cao hiểu biết của các bậc phụ huynh về chăm sóc sức khỏe cho con em mình tại nhà không những góp phần phòng chống bệnh tật cho trẻ em mà còn tích cực giải quyết một lượng lớn công việc y tế vốn cần thiết trong tình trạng các bệnh viện quá tải như hiện nay.

Đọc thêm...
 

VAI TRÒ CỦA VITAMIN D ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH

In

 

Vitamin D không hẳn là một “sinh tố” bình thường (như sinh tố A, B, C) mà thực chất là một loại hormone hay kích thích tố. Ảnh hưởng của thiếu vitamin D được ghi nhận vào thế kỉ 16 ở châu Âu. Thời đó, cuộc cách mạng kĩ nghệ ở vùng bắc Âu thu hút rất nhiều công nhân từ các vùng phía nam, và người ta ghi nhận rằng con em của những công nhân di cư này thường có chứng còi xương (xương không cứng được), cơ thể chậm phát triển. Mãi đến thế kỉ 19, có người lí giải rằng trẻ em bị còi xương là do thiếu phơi nắng mặt trời. Sau đó, người ta một mặt khuyến khích phơi nắng, một mặt cho ăn dầu cá tuyết (cold fish, một loại dầu chứa nhiều vitamin D), và kết quả rất tuyệt vời: chứng còi xương được trị dứt. Từ đó, vitamin D được biết đến như là một hoạt chất có ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì xương. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, chúng ta biết rằng vitamin D có chức năng kích thích sự hấp thu calcium của cơ thể, kích thích quá trình khoáng hóa để hình thành xương. Bất cứ một hormone nào cũng phải hoạt động qua thụ thể, và thụ thể vitamin D có mặt hầu hết trong các tế bào. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy vitamin D ảnh hưởng đến hàng loạt bệnh.

Vitamin D được sản xuất chủ yếu qua ánh nắng mặt trời. Khi phơi nắng, da chúng ta tiếp xúc với tia tử ngoại (UVB), một lượng cholecalciferol được sản sinh dưới da. Các tế bào mỡ tiếp tục vận chuyển cholecalciferol vào hệ thống tuần hoàn, và sẽ trải qua hai giai đoạn chuyển hóa. Giai đoạn thứ nhất, cholecalciferol trải qua một qui trình chuyển hóa và sản sinh ra 25-hydroxyvitamin D, thường hay viết tắt là 25(OH)D3. Trong giai đoạn hai, 25(OH)D3 được vận chuyển đến thận và chuyển hóa thành 1,25-hydroxyvitamin D(thường viết tắt là 1,25(OH)2D3).

Làm sao biết trẻ bị thiếu vitamin D?

Nếu trẻ thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu calci và thiếu calci, gây rất nhiều tác hại, trong đó nặng nhất là còi xương. Triệu chứng cho biết trẻ thiếu vitamin D: Thần kinh bị kích thích (quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, nhất là trẻ dưới 3 tháng), hay đổ mồ hôi trộm cả lúc trời lạnh, co giật, có thể có cơn khó thở với tiếng thở rít, rụng tóc sau đầu (dấu chiếu liếm). Nặng hơn nữa, trẻ sẽ yếu cơ và có sự biến đổi ở xương đầu, lồng ngực, tay chân, cơ - dây chằng và cột sống.

 

Nên bổ sung viatmin D cho trẻ như thế nào?

Sữa mẹ cũng như các loại sữa công thức thông thường không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho trẻ. Cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10mcg (hay 400UI)/ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, bổ sung cho tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (ở xứ lạnh nhiều sương mù…), cần bổ sung vitamin D với lượng 800UI/ngày. Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D, thì không cần cho uống thêm vitamin D.

Nên cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong bao lâu?

Nguồn cung cấp vitamin D ở người chủ yếu là qua da, da giúp cung cấp 80 - 85% nhu cầu vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, chất 7-déhydrocholestérol ở tuyến bã và lớp Malpighi của biểu bì sẽ được chuyển thành vitamin D. Nếu được phơi nắng đầy đủ, sau 3 giờ, 1cm2 da có thể sản xuất ra 18UI vitamin D3.

Cách tắm nắng: Nếu trẻ khỏe mạnh, sau sinh 3 ngày có thể tắm nắng cho trẻ. Thời gian tắm nắng là trước 8h vào mùa hè, trước 9 giờ vào mùa đông (tốt nhất là khoảng 7 - 8 giờ sáng). Khởi đầu tắm cho trẻ trong vòng vài phút, sau đó tăng dần thời gian đến 15 - 30 phút; không nên tắm nắng quá 30 phút

Nên cho trẻ ở trần để da (da bụng, tay, chân) tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời; Nên để trẻ ở nơi kín gió, tránh để trẻ bị lạnh. Chú ý không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt trẻ; không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 - 14h.

                                                                                                                                                                                                                                                                        ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thúy

 

 

 

 

 

 

 

NCPAP – 7 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

In

NCPAP- thở áp lực dương liên tục qua mũi là một phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân còn nhịp thở đã được áp dụng từ khá sớm ở các nước phát triển.

So với các phương pháp hỗ trợ hô hấp thông thường khác, NCPAP có nhiều ưu điểm: đơn giản, tiết kiệm, tiện lợi, dễ sử dụng và không can thiệp. Do đặc tính không xâm lấn nên khả năng ca bệnh bị nhiễm trùng trong bệnh viện thấp hơn so với các phương pháp khác.

Máy NCPAP

 

Một ưu điểm nữa của phương pháp này là tính linh hoạt khi sử dụng. Theo mức độ nặng nhẹ của suy hô hấp, NCPAP đứng vị trí trung gian giữa thở oxy thông thường (qua mask, qua canyl mũi hầu) và thở máy (hoàn toàn hoặc hỗ trợ).

Nhận thấy được những ưu điểm nổi trội và hiệu quả thiết thực của phương pháp này trong điều trị, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập bệnh viện, Ban giám đốc bệnh viện đã chỉ đạo cho Khoa Hồi sức – Sơ sinh tiến hành nghiên cứu, tham khảo việc triển khai phương pháp này ở các bệnh viện lớn trong nước và nước ngoài để về triển khai áp dụng tại Bệnh viện Nhi.

 

Qua nhiều tháng vất vả mày mò triển khai, thực nghiệm mặc dầu ban đầu còn gặp những khó khăn về mặt nhận thức, quan điểm cũng như về kỹ thuật, song cuối cùng với tinh thần trách nhiệm, lòng kiên trì, ý thức tìm tòi, sự quyết tâm cao của toàn êkip và sự hợp tác trách nhiệm của Cty Thiết bị Y tế Phan Thanh, hệ thống thở áp lực dương liên tục đầu tiên của Bệnh viện Nhi cũng là của Quảng Nam đã được lắp đặt thành công và sử dụng hiệu quả tại khoa Hồi sức - Sơ sinh.

Trẻ đang thở NCPAP

Ngày 1 tháng 7 năm 2006, ghi nhận thời điểm bệnh nhi đầu tiên được thở NCPAP thành công, đánh dấu mốc quan trọng và ý nghĩa trong quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện. Kết quả này đã được Sở Y tế Quảng Nam, các bệnh viện đầu ngành trong nước đánh giá cao. Giải pháp đã đạt được giải III, Hội thi Sáng kiến cải tiến kỹ thuật tỉnh Quảng Nam năm 2006.

          Từ đó đến nay, hệ thống NCPAP của bệnh viện không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Từ 03 máy NCPAP cho một phòng nhỏ của khoa Hồi sức – Sơ sinh đến nay đã trang bị được 10 máy NCPAP. Hằng ngày, hệ thống 2 máy nén khí lớn như 2 quả tim của bệnh viện hoạt động nhịp nhàng bền bỉ cung cấp dưỡng khí để thở NCPAP cùng lúc cho gần 10 bệnh nhi trong toàn bệnh viện. Tính đến nay, sau gần 7 năm thực hiện, các bác sỹ đã chỉ đinh thở NCPAP thành công cho hàng trăm ca bệnh, tương ứng với hàng trăm ca bệnh suy hô hấp được điều trị hiệu quả.

Cùng với sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật, phong phú về chỉ định và tăng cường về số lượng, hệ thống NCPAP đã và đang đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện đang trên đà phát triển trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh đầu tiên của Quảng Nam.

                                                                                                                                                                                                                                                                                            ThS.BS Lê Văn Dũng

 

 

 


Trang 6 trong tổng số 7

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900

Thông báo: Một số file pdf trong những bài đăng cũ nếu không xem được, hãy sửa đường dẫn "http://benhviennhi.quangnam.gov.vn/..." thành "http://benhvienphusannhi.quangnam.gov.vn/...". Trân trọng!