Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Lượt truy cập

/home/bvnhiqn/public_html/administrator/components/com_vvisit_counter/helpersPlease reinstall [Vinaora Visitors Counter] component53

Liên kết

Cấp cứu kịp thời trẻ sơ sinh rối loạn nhịp tim

In

Các bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam vừa cấp cứu, điều trị thành công một trẻ sơ sinh rối loạn nhịp tim nhịp nhanh kịch phát trên thất. Đây là trường hợp rối loạn nhịp hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 1/2.500 trẻ sơ sinh.

Trẻ trai, C.V.K, 29 ngày tuổi, con sản phụ N.T.T.T., ngụ xã Trà Giang - Huyện Bắc Trà My - Tỉnh Quảng Nam. Bé sinh thường, đủ tháng, sau sinh lên cân khá, vàng da kéo dài. Ngày thứ 29 sau sinh người nhà phát hiện trẻ vàng tái nhiều hơn, quấy khóc, vã mồ hôi.

Ghi nhận lúc nhập viện: Trẻ tỉnh, kích thích, quấy khóc, da vàng, tái, vã mồ hôi trán. Tím môi. SpO2 82%. Mạch quay li ti không đếm được. Nhịp tim dao động 250 - 280 lần/phút (Nhịp tim bình thường lứa tuổi này là 120 - 160 lần/phút). Trẻ được chẩn đoán: Nhịp nhanh kịch phát trên thất. Trẻ lập tức được nhập NICU, cho làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết và điều trị cắt nhịp nhanh kịch phát bằng thuốc. Sau liều truyền tĩnh mạch đầu tiên, nhịp tim trẻ quay về nhịp xoang bình thường, tần số 145 lần/phút. Trong ngày đầu điều trị trẻ tái lên cơn nhịp nhanh kịch phát 2 lần. Trẻ được hội chẩn từ xa với bác sĩ Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1, điều chỉnh thuốc chống loạn nhịp phù hợp lứa tuổi. Sau 5 ngày dùng thuốc, trẻ ổn định, nhịp tim bình thường, tỉnh táo, bú tốt. Trẻ sẽ được tiếp tục theo dõi tại viện trong vòng 1 vài tuần tới, sau đó cho xuất viện, dùng thuốc tại nhà, tái khám định kỳ.

Bé K. sau khi tạm ổn, đang được mẹ chăm sóc tại khoa

Lưu ý với trẻ mắc bệnh lý nhịp tim nhanh

Tim nhanh kịch phát là loại cấp cứu rối loạn nhịp hay gặp nhất ở trẻ em, bệnh thường do căn nguyên bẩm sinh do tồn tại đường dẫn truyền xung điện tim bất thường. Cơn tim nhanh có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, ngay từ thời kì bào thai; nhưng thường biểu hiện sớm trong năm đầu sau sinh. Bệnh thường gây hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và gia đình.

Cơn nhịp tim nhanh kịch phát có thể gây suy tuần hoàn, hô hấp, thậm chí đột tử. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. Tình trạng nhịp tim nhanh kịch phát ở trẻ có đặc tính xuất hiện và mất đi đột ngột, có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, trẻ không được cha mẹ phát hiện sớm khiến cơn tim nhanh kịch phát xảy ra nhiều lần, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi cơn tim nhanh kéo dài thường gây suy tim nếu không được cấp cứu cắt cơn, có thể gây giãn, suy giảm chức năng thất trái nặng và thậm chí trẻ có thể tử vong. Một số trường hợp trẻ có thể biểu hiện tình trạng nguy kịch ngay khi mới xuất hiện cơn tim nhanh.

Thách thức trong chẩn đoán

Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào ghi được điện tâm đồ trong cơn tim nhanh.

Dấu hiệu nhận biết ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi): Các triệu chứng để nhận biết cơn tim nhanh ở trẻ nhỏ thường không đặc hiệu và khó xác định. Trẻ thường biểu hiện bú kém, quấy khóc, thở nhanh. Nặng hơn thì ngủ nhiều hoặc lơ mơ, da lạnh và tái, đái ít. Dấu hiệu nhận biết quan trọng nhất là nhìn vào lồng ngực trước tim hoặc sờ ngực trước tim thấy tim đập nhanh và mạnh, hoặc quan sát vùng cổ hai bên trên xương đòn thấy “phập phồng theo tim đập” rất nhanh, đếm nhịp tim thường thấy tim đập trên 220 lần/phút trong khi nhịp tim bình thường ở trẻ bú mẹ khi nghỉ là dưới 160 lần/phút.

Dấu hiệu nhận biết cơn tim nhanh ở trẻ lớn: Trẻ thường kêu đột ngột có cơn đánh trống ngực hoặc tim đập nhanh khi nghỉ và mất đi đột ngột, tái diễn nhiều lần. Thường có một trong các triệu chứng kèm theo: đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, khó chịu. Một số trường hợp có thể ngất xỉu và có thể đột tử.

Điện tâm đồ trong cơn tim nhanh: Chẩn đoán xác định cơn tim nhanh phải dựa vào bằng chứng điện tâm đồ ghi được trong lúc tim nhanh. Phải phân biệt tim nhanh do bệnh lý loạn nhịp với nhiều tình trạng bệnh lý khác cũng gây tim nhanh, đây là một thách thức đối với hầu hết các bác sĩ nếu không phải chuyên khoa loạn nhịp.

Phần lớn điện tâm đồ làm khi khám bệnh là bình thường: Hầu hết các trẻ khi đến khám thì cơn nhịp nhanh đã hết hoặc không còn triệu chứng như đã gặp. Ghi điện tâm đồ lúc này phần lớn các trường hợp (80%) có hình ảnh điện tim bình thường.

Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim: Ngày nay, với phương pháp thăm dò điện sinh lý trong tim cho phép chẩn đoán chính xác hầu hết các rối loạn nhịp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp nghi ngờ loạn nhịp tim có triệu chứng nguy hiểm và khi có chỉ định điều trị triệt để bằng can thiệp.

Xu hướng điều trị tim nhanh trên thất

Điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp: Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Các thuốc chống loạn nhịp để cắt cơn và dự phòng tái phát cơn cho các bệnh nhân có cơn tim nhanh kéo dài và cơn tim nhanh nguy kịch.

Giải pháp điều trị triệt để:

Hiện nay, phương pháp can thiệp điều trị với tên gọi triệt đốt tim nhanh bằng năng lượng sóng tần số radio là phương pháp được áp dụng thường quy cho bệnh tại Trung tâm Tim mạch trẻ em. Đối với trẻ lớn đây được coi là phương pháp lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi, phương pháp này tiềm ẩn những nguy cơ tai biến trong quá trình làm thủ thuật cao hơn do trái tim, hệ tuần hoàn tim và mạch máu của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.

Chính vì vậy, để thực hiện được phương pháp này an toàn đòi hỏi nhiều yếu tố như: đội ngũ y, bác sĩ làm can thiệp cần có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ đáp ứng với yêu cầu chuyên môn khi có tình huống bất thường xảy ra...

Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh

 

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900

Thông báo: Một số file pdf trong những bài đăng cũ nếu không xem được, hãy sửa đường dẫn "http://benhviennhi.quangnam.gov.vn/..." thành "http://benhvienphusannhi.quangnam.gov.vn/...". Trân trọng!