GIUN ĐŨA
1. Nguồn truyền nhiễm.
- Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ em; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân.
- Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và được nuốt lại vào dạ dày. Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi có các triệu chứng đầu tiên của nhiễm giun ở phổi từ 5-14 ngày. Thời gian từ khi người nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 45 đến 60 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh. Giun đũa cái có khả năng đẻ trên 200.000 trứng/ngày. Đời sống của giun đũa từ 13-15 tháng. Trứng giun chỉ phát triển và có khả năng lây nhiễm khi bị thải theo phân ra ngoài ngoại cảnh.
2. Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người. Không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
GIUN MÓC
1. Nguồn truyền nhiễm.
- Ổ chứa: là người, đặc biệt là người hay tiếp xúc với đất nhiễm phân.
- Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc lên tim, phổi và bị nuốt trở lại vào dạ dày, ruột non đến khi thành giun trưởng thành khoảng 42 - 45 ngày. Trường hợp ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống thì chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp tại tá tràng hoặc ruột non. Tuy nhiên, có một số ấu trùng giữ trạng thái tiềm tàng ở các tổ chức tới 8 tháng sau mới phát triển thành giun trưởng thành.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh và đẻ trứng. Một giun móc cái có thể đẻ từ 10.000-25.000 trứng/ngày, giun mỏ cái có thể đẻ từ 5.000-10.000 trứng/ngày. Đời sống của giun móc dài khoảng 4-5 năm và giun mỏ dài khoảng 10-15 năm nếu không được điều trị.
2. Phương thức lây truyền.
- Qua đường da, niêm mạc: ấu trùng giun móc/giun mỏ giai đoạn III xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Tại phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần thành ấu trùng giai đoạn IV và V, ấu trùng giai đoạn V lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc/giun mỏ trưởng thành.
- Qua đường ăn uống: thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng.
Không có lây truyền trực tiếp từ người sang người.
GIUN KIM
1. Nguồn truyền nhiễm.
- Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Khi nuốt phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ, di chuyển đến manh tràng và thành giun trưởng thành sau 2 - 4 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian từ khi giun kim cái trưởng thành được thụ tinh và đẻ trứng. Giun kim đực sẽ bị chết sau khi thụ tinh cho giun kim cái. Giun kim cái đẻ khoảng 4.000-16.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun sẽ teo lại và chết. Đời sống của giun kim khoảng 1-2 tháng.
2. Phương thức lây truyền.
- Qua đường ăn uống: do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn uống, hoặc do mút tay ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên giun kim còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng: Trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các nếp rãnh hậu môn và nở thành ấu trùng. Những ấu trùng này chui vào hậu môn và di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành. Kiểu chu kỳ này hiếm gặp.
- Theo Vise, Rodenwaldt, Rocke Mann, có thể do ảnh hưởng của men tiêu hoá, do hàm lượng oxy trong ống tiêu hoá, giun kim có thể đẻ ở ruột, ấu trùng có thể phát triển thành giun trưởng thành ngay tại ruột.
GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
1. Nguồn truyền nhiễm.
- Ổ chứa: Chó là ổ chứa của toxocara canis và mèo là ổ chứa của toxocara cati; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó mèo.
- Thời gian ủ bệnh: từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh. Trường hợp ăn gan nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày hoặc chỉ vài giờ. Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di chú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt v.v gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.
- Thời kỳ lây truyền: Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun toxocara ra ngoại cảnh.
2. Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín. Không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị nhiễm giun đũa phối hợp giun móc, giun tóc:
- Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc 400 mg/ngày x 3 ngày.
- Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc 500 mg/ngày x 3 ngày,
- Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng hoặc 10 mg/kg cân nặng/ngày x 3 ngày.
- Liều abedazole 200mg được khuyển cáo cho những trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi.
- Cách dùng:
- Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn.
- Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.
- Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước
* Nguồn tham khảo:
- 1. http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1109/cac-benh-do-giun
- 2. Quyet-dinh-6437-QD-BYT-2018-Huong-dan-tay-giun-duong-ruot-tai-cong-dong
BS. TRẦN QUÝ THIỆN
- 04/08/2020 15:01 - CÁCH PHÒNG CHỐNG COVID-19
- 03/08/2020 16:25 - Hội thi tay nghề giỏi dành cho dược sĩ và kỹ thuật viên Bệnh viện phụ sản - nhi quảng nam năm 2020
- 24/07/2020 09:36 - Chọc hút ổ áp xe gan dưới hướng dẫn của siêu âm cho một bệnh nhi
- 16/07/2020 14:34 - Làm thế nào để dừng bú bình ở trẻ
- 03/07/2020 07:03 - Nhân một trường hợp tổn thương da do mycoplasma điều trị tại bệnh viện phụ sản nhi quảng nam
- 11/06/2020 14:12 - Hen suyễn ở trẻ em
- 04/06/2020 09:28 - Các thuốc “đánh cắp” dưỡng chất và cách ngăn chặn
- 20/05/2020 13:40 - Ngạt nước
- 13/05/2020 14:55 - Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều mdi cho trẻ em hen suyễn
- 20/04/2020 16:07 - Phẫu thuật thành công khối u lớn sau phúc mạc trên bé gái nặng 9,5 kg