Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo!


Thời gian KCB



Khám BHYT

  • 07:00 S → 19:00 C

  • Thứ 2 → Chủ nhật


Cấp cứu

  • Hoạt động 24/24

  • Sđt: 02353 845 900

Liên kết

Metformin Và Nguy Cơ Thiếu Hụt Vitamin B12

Email In PDF.

            Metformin Và Nguy Cơ Thiếu Hụt Vitamin B12: Khuyến Cáo Mới Để Quản Lý Nguy Cơ Trên Bệnh Nhân

            Giảm hấp thu Vitamin B12 được xem như là một tác dụng phụ thường gặp của bệnh nhân khi sử dụng Metformin để điều trị đái tháo đường, đặc biệt là ở những bệnh nhân phải dùng liều cao hoặc điều trị kéo dài và ở những bệnh nhân đã tồn tại những yếu tố nguy cơ. Do vậy nên khuyến cáo bệnh nhân kiểm tra nồng độ Vitamin B12 ở bệnh nhân điều trị với metformin mà có triệu chứng thể hiện thiếu hụt vitamin B12. Cần xem xét kiểm tra định kì đối với những bệnh nhân có nguy cơ giảm nồng độ Vitamin B12.

Metformin và sự suy giảm vitamin B12

            Metformin là thuốc được chấp thuận để điều trị đái tháo đường type 2 và để phòng ngừa đái tháo đường type 2 ở những bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển.

            Vitamin B12 (cobalamin) là một chất dinh dưỡng giúp duy trì hệ thần kinh và tế bào máu được khỏe mạnh.

            Việc suy giảm vitamin B12 được biết đến như là hậu quả của việc điều trị metformin trong thời gian dài. Cơ chế hiện tại được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, gồm thay đổi nhu động ruột, vi khuẩn phát triên quá mức và giảm hấp thu vitamin B12 tại ruột non (hoặc kết hợp tất cả những yếu tố trên).

            Tác dụng không mong muốn của việc giảm vitamin B12 vừa được đánh giá đối với thuốc hàng đầu Glucophage (metformin) ở Châu Âu với dữ liệu cung cấp từ Cục quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA - Medicines and Healthcare products Regulatory Agency). Những y văn gần đây cho thấy rằng tần suất của ADR này cao hơn so với những gì chúng ta đã biết. Tờ hướng dẫn sử dụng của Glucophage dành cho nhân viên y tế và bệnh nhân đã cập nhật rằng sự suy giảm vitamin B12 là một ADR thường gặp, tần suất có thể là 1 trong 10 người sử dụng metformin. Thông tin sản phẩm cũng được cập nhật để chỉ ra rằng nguy cơ xảy ra ADR này tăng khi tăng liều metfomin, tăng thời gian điều trị và ở những bệnh nhân với những yếu tố nguy cơ làm suy giảm vitamin B12. Thông tin cập nhật cũng bao gồm những lời khuyên dành cho nhân viên y tế: nên kiểm tra hàm lượng vitamin B12 ở những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu to và bệnh nhân mắc bệnh thần kinh; việc theo dõi nồng độ vitamin B12 định kì nên được cân nhắc ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ giảm vitamin B12. Những thuốc khác chứa metformin ở dạng phối hợp nên được cập nhật thông tin về ADR này.

Lời khuyên dành cho cán bộ nhân viên y tế

            Metformin thường làm giảm nồng độ vitamin B12 ở bệnh nhân khi điều trị, điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12 ở những bệnh nhân này.

            Nguy cơ làm giảm nồng độ Vitamin B12 tăng lên ở bệnh nhân dùng liều cao metformin, thời gian điều trị dài và ở những bện nhân có yếu tố nguy cơ giảm vitamin B12.

            Cần kiểm tra nồng độ vitamin B12 nếu nghi ngờ có sự suy giảm (ví dụ ở những bệnh nhân đang mắc bệnh thiếu máu megaloblastic hoặc vừa mới khởi phát bệnh thần kinh) và tuân thủ các guideline về kiểm tra và kiểm soát sự suy giảm nồng độ vitamin B12 (VD: Clinical Knowledge Summary from NICE).

            Xem xét định kì kiểm tra nồng độ vitamin B12 ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như:

  • Bệnh nhân có nồng độ B12 thấp hơn giới hạn dưới của mức bình thường.
  • Tình trạng liên quan đến sự giảm hấp thu vitamin B12 (người cao tuổi mắc các chứng rối loạn tiêu hóa như cắt bỏ dạ dày một phần hoặc toàn phần, hội chứng Crohn và các bệnh lý liên quan đến viêm ruột, hoặc tình trạng tự miễn).
  • Chế độ ăn thiếu hụt vitamin B12 (VD: chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt hoặc một vài chế độ ăn chay khác).
  • Sử dụng đồng thời các thuốc làm giảm hấp thu vitamin B12 (Thuốc ức chế bơm proton hoặc colchicine).
  • Những bệnh nhân có di truyền giảm vitamin B12, ví dụ Hội chứng  Imerslund-Gräsbeck: thiếu hụt thụ thể và thiếu transcobalamin II.

            Chỉ định điều trị suy giảm vitamin B12 theo các guideline, tiếp tục sử dụng metformin nếu như liệu pháp dung nạp và không có chống chỉ định.

Lời khuyên dành cho nhân viên y tế để đưa cho bệnh nhân hoặc người chăm sóc

            Nếu đang sử dụng metformin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu xuất hiện hoặc nặng thêm các triệu chứng cực kì mệt mỏi, đau hoặc sưng đỏ lưỡi, da vàng hoặt nhợt nhạt - những triệu chứng này có thể là do sự thiếu hụt vitamin B12:

            - Khuyên bệnh nhân làm xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng trên, những triệu chứng này có thể gây ra bởi đái tháo đường hoặc những vấn đề liên quan sức khỏe khác.

            - Bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng metformin trong khi điều chỉnh nồng độ vitamin B12.

            - Bệnh nhân không nên tự ý dừng điều trị với metformin mà không thảo luận trước với bác sĩ điều trị.

Tài liệu tham khảo:

  1.  Drug Safety Update volume 15, issue 11: June 2022: 1.
  2.  Aroda VR and others. Long-term metformin use and vitamin b12 deficiency in the diabetes prevention program outcomes study. Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism 2016; volume 101: pages 1754 to 61 (viewed on 24 April 2022). 
  3.  Beulens JW and others. Influence of duration and dose of metformin on cobalamin deficiency in type 2 diabetes patients using metformin. Acta Diabetologica 2015; volume 52: pages 47 to 53 (viewed on 24 April 2022). 
  4.  De Jager J and others. Long term treatment with metformin in patients with type 2 diabetes and risk of vitamin B-12 deficiency: randomised placebo controlled trial. British Medical Journal 2010; volume 340: c2181 (viewed on 24 April 2022).
  5.  Miller JW. Proton Pump Inhibitors, H2-Receptor Antagonists, Metformin, and Vitamin B-12 Deficiency: Clinical Implications. Advances in Nutrition 2018; volume 9: pages 511S to 518S (viewed on 24 April 2022).

Khoa Dược - VT - TBYT; Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

2023-05-30 11:03:22

 

 

Tin mới

Tuyển dụng

Tiếp nhận Phản ánh

Công tác xã hội

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam

Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: Hành chính 02353 845 717 - Cấp cứu 02353 845 900